Banner blog

Đài Loan Trở về danh mục

Những điều cần biết về con người và phong tục tập quán Đài Loan

Đài Loan là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines. Từ "Đài Loan" cũng thường được dùng để chỉ lãnh thổ do nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) quản lý, bao gồm các đảo Đài Loan (gồm có đảo Lan Tự và Lục Đảo), quần đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến, đồng thời THDQ cũng kiểm soát đảo Thái Bình và Quần đảo Đông Sa ở Biển Đông.

Vị trí địa lý: Lãnh thổ Đài Loan bao gồm một quần đảo nằm ở phía Đông Nam Trung Quốc, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất, cách lục địa Trung Quốc khoảng 160 km, cách Philippin 350km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070km về phía Bắc. Tổng diện tích: 38.000km2.

 (Thành phố Đài Bắc- Đài Loan: Một trong những thành phố phát triển nhất trong khu vực) 

Khí hậu ( Đài Loan có nền khí hậu tương đồng với Việt Nam) 

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đài Loan thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 250c đến 280c. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa. Vào các tháng 7, 8 và 9 ở Đài Loan thường có bão. 

Dân số:

Dân số khoảng 25 triệu người (số liệu cuối năm 2000). Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất.

Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan. Chữ viết là chữ Hán. Vài bộ phận nhỏ người Đài Loan còn sử dụng tiếng Mẫn Nam (tiếng Phúc Kiến), tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka.

Tiền tệ: 

Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ (NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.

Về phong tục:.

Phong tục văn hóa ở Đài Loan rất gần gũi với Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh,  Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…

Tết Âm lịch là tết truyền thống đón năm mới, thường kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng chạp đến ngày 4 tháng giêng âm lịch.

Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Đăng tiết hay tết nhỏ) diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch.

Tết Đoan ngọ:  vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, người Đài Loan tổ chức tết Đoan ngọ khắp mọi nơi.

Tết Thất tịch: ngày 7 tháng 7 hàng năm được coi là ngày Tết tình nhân của người Trung Quốc.

Tết Trung thu: diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày sinh của thần mặt Trăng, trăng tròn và sáng nhất năm.

Tết Đông chí: được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng 12 dương lịch hàng năm, đây là ngày đông chí, đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Người dân Đài Loan ăn tết tượng trưng cho sự xum họp gia đình.

 Những ngày lễ kỷ niệm hàng năm:

- Ngày tết dương lịch 01/01

- Ngày quốc tế phụ nữ 08/03

- Ngày tưởng niệm liệt sỹ 29/03

- Ngày quốc tế lao động 01/05

- Ngày Khổng tử và ngày nhà giáo 28/09

- Ngày Song thập 10/10

- Ngày sinh chủ tịch Tưởng Giới Thạch 31/10

- Ngày sinh Quốc phụ Tôn Trung Sơn 12/11

- Ngày Hiến pháp 25/12

Các ngày lễ khác như

- Lễ hội mùa xuân, tết cổ truyền dân tộc

- Lễ Tảo mộ 05/04 (lễ Thanh minh theo lịch âm)

- Tết Đoan ngọ 05/05 âm lịch (còn gọi là hội thuyền rồng)

- Rằm Trung thu 15/08 âm lịch

- Ngày lễ Quang phục 25/10 chỉ có ở Đài Loan

Tập quán sinh hoạt và làm việc

Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan có nhiều nét gần gũi với người Việt Nam. Người Đài Loan thường ăn bánh bao, trứng rán, bánh mì, sữa đậu nành. Bữa trưa họ ăn trong các quán ăn hoặc cơm hộp. Bữa tối ăn ở nhà hoặc tại các quán ngoài phố. Người Đài không uống bia, rượu vào bữa trưa và sáng mà chỉ uống nước hoa quả hoặc cà phê.


Về cơ bản, có hai nguyên tắc cần chú ý:

Thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí bạn có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi.

 Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.

Trong công việc, người Đài rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt như:

-          Luôn tuân theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành;

-          Không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ.

-          Không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc.

-          Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác.

Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống.

Phong cách giao tiếp khi làm việc:

Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp.

Khi gặp nhau họ thường cúi đầu chào bắt tay. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp, người Đài thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp vặt lẫn nhau.

(Trong công việc luôn tận tình và niềm nở)

Lao động nước ngoài khi tiếp xúc với chủ, tiếp thu công việc nếu có điều gi chưa rõ hoặc chỉ nghe loang thoáng nhất thiết phải hỏi lại. Khi chưa hiểu rõ tuyệt đối không được tự ý làm nhằm tránh sai sót hoặc làm hỏng, gây khó chịu cho chủ và sự khó xử cho cả hai bên.

Có thể bạn quan tâm

Hotline: 0978.225.124